Trong buổi học, chị Khâu Cầm Thư đã chia sẻ về văn hóa Tết Trung Thu của Việt Nam. Tết Trung Thu là một dịp lễ truyền thống rất quan trọng đối với người Việt, không chỉ mang ý nghĩa của ngày hội ngắm trăng, lễ đoàn viên, lễ cúng tổ tiên, mà còn là lễ hội đèn lồng. Do có phong tục trẻ em rước đèn lồng đi dạo phố, Tết Trung Thu dần trở thành ngày lễ dành cho thiếu nhi, giống như Tết Thiếu nhi.
Để chào mừng Tết Trung Thu, trên các con phố ở các thành phố lớn của Việt Nam thường bày bán rất nhiều loại đèn lồng rực rỡ sắc màu, tạo nên một phong cảnh rất đặc trưng gọi là “phố đèn lồng”. Các bậc ông bà, cha mẹ trong gia đình thường chuẩn bị đèn lồng hình cá chép hoặc hình ngôi sao cho các em nhỏ, để các bạn nhỏ có thể cầm đèn lồng đi dạo phố, ngắm nhìn các màn biểu diễn múa lân, múa rồng.
Đây cũng là dịp gia đình sum họp, mọi người cùng nhau quây quần trong sân nhà, thưởng thức bánh trung thu và ngắm ánh trăng sáng trên trời. Các em nhỏ được nghe về câu chuyện thần tiên chú Cuội lên cung trăng.
Để giúp học viên trải nghiệm không khí Tết Trung Thu Việt Nam, cô Thu Giang đã chuẩn bị tre và giấy kính màu sắc rực rỡ, để mọi người tự tay làm lồng đèn ông sao. Lồng đèn ông sao là loại lồng đèn truyền thống nhất của Việt Nam, được làm từ tre để tạo khung hình ngôi sao, sau đó dán giấy kính nhiều màu sắc và dây kim tuyến lên, tượng trưng cho việc soi sáng con đường phía trước. Chị Ngọc, một người dân tộc mới đến từ Việt Nam, tham gia hoạt động cùng con gái, chia sẻ rằng lồng đèn ông sao đại diện cho những kỷ niệm đẹp nhất trong tuổi thơ của chị. Hôm nay, có thể cùng con gái làm lồng đèn ông sao, chị cảm thấy vô cùng ấm áp.
Chủ nhiệm Trạm Dịch vụ huyện Gia Nghĩa, ông Hoàng Thế Hoa, cho biết rằng cùng với sự hòa nhập và thay đổi của xã hội, Tết Trung Thu đã tích hợp cả các yếu tố truyền thống và hiện đại, trở thành một ngày lễ đa văn hóa. Ông hy vọng rằng thông qua các hoạt động tuyên truyền văn hóa đa dạng trong dịp Trung Thu, những người bạn mới đến từ các quốc gia khác nhau có thể hiểu về phong tục và tập quán riêng của các nước, học cách tôn trọng và trân quý sự khác biệt.
Ngoài ra, ông nhắc nhở rằng trước và sau dịp Trung Thu là thời điểm cao nguy cơ các sản phẩm bánh Trung Thu có chứa thịt từ nước ngoài được nhập khẩu trái phép qua các gói hàng nhanh và bưu kiện. Để bảo vệ ngành chăn nuôi của Đài Loan, ông kêu gọi mọi người cùng tuân thủ chính sách ba không để phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi: “Không mang theo sản phẩm thịt từ nước ngoài vào Đài Loan”, “Không đặt hàng sản phẩm thịt từ nước ngoài gửi về Đài Loan”, và “Không mua sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc”. Sử dụng thịt lợn chất lượng cao từ Đài Loan để làm bánh Trung Thu không chỉ đảm bảo sức khỏe và an toàn mà còn rất ngon miệng.